Kế nhiệm đất Ngụy Điền_Duyệt

Năm 779, Điền Thừa Tự mất. Điền Duyệt lên kế nhậm ở Ngụy Bác. Lý Bảo Thần ở Thành Đức thỉnh triều đình công nhận. Triều đình chấp thuận, phong Điền Duyệt làm Tiết độ lưu hậu. Về sau phong làm Kiểm giáo công bộ thượng thư, Ngự sử đại phu, Ngụy Bác thất châu tiết độ sứ[11]. Cuối những năm Đại Lịch, Điền Duyệt phụng sự triều đình, tỏ ra cung thuận, trái ngược với chính sách chống đối trước kia của Điền Thừa Tự. Cùng năm này Đại Tông băng, Đức Tông nối ngôi là người ban đầu tỏ ra cứng rắn đối với sự chống đối của phiên trấn, do vậy Điền Duyệt vẫn coi bộ thần phục. Năm 780, Đức Tông sai 11 đại thần, dẫn đầu là Hồng Kinh Luân đến Hà Bắc điều tra tình hình. Kinh Luân nghe Ngụy Bác có 70.000 quân, yêu cầu ông chỉ được giữ lại 30.000 còn lại cho về làm ruộng. Điền Duyệt giả vờ nghe theo. Tuy nhiên ngay sau đó, ông triệu tập các tướng sĩ vừa bị bãi đến mà nói rằng:

Bọn các ngươi ở trong quân đã lâu, còn có phụ, mẫu, thê, tử ở nhà. Nay Truất trắc sử (chỉ Hồng Kinh Luân) bãi chức đi rồi thì lấy gì mà nuôi gia đình.[11]

Quân sĩ khóc lóc thảm thiết. Sau đó ông đem gia sản của mình phân phát cho tướng sĩ và lén giữ họ lại. Vì thế tướng sĩ Ngụy Bác cảm ơn đức của Điền Duyệt và tỏ ra oán hận triều đình[12]. Hà Đông tiết độ sứ Mã Toại cho rằng Duyệt tất làm phản, xin phòng bị kĩ càng.

Mùa hạ năm 780, nhân ngày sinh thần của vua Đức Tông, Điền Duyệt và Lý Chánh Kỉ dâng lên rất nhiều vải vóc và lụa quý. Đức Tông, thay vì chuyển số lụa đó và cung lại quyết định sung vào quốc khố, bảo là số lụa đó coi như tiền thuế của hai trấn nộp lên. Điều này khiến Điền Duyệt và Lý Chánh Kỉ sợ hãi vì biết rằng Đức Tông trách mình giấu thuế triều đình.

Trước kia Điền Thừa Tự, Lý Bảo Thần, Lý Chánh KỉLương Sùng Nghĩa ở Sơn Nam Đông Đạo[13] kết minh ước với nhau, đem đất phong truyền cho tử tôn. Mùa xuân năm 781, Lý Bảo Thần hoăng, con là Lý Duy Nhạc tự lĩnh quân vụ ở Thành Đức, triều đình không công nhận. Điền Duyệt nhiều lần xin triều đình ban tinh tiết cho Duy Nhạc, bất khả. Lý Chánh Kỉ ở Tri Thanh hoăng (?), con là Lý Nạp cũng không được công nhận, nên lại liên kết với Điền Duyệt. Bốn trấn tập hợp binh mã, chuẩn bị chống lại triều đình. Phó sứ Điền Đình Giới (chú họ của Điền Duyệt) ra sức can ngăn, nhưng ông không theo. Đình Giới về sau uất mà chết.

Điền Duyệt phái bộ tướng Mạnh Hựu dẫn 5000 quân giúp đỡ Lý Duy Nhạc phòng thủ ở phía bắc[14], bản thân ông đích thân cầm quân tấn công vào hai châu thuộc trấn Chiêu Nghĩa[15] là Hình[16] và Từ[17]. Quân đội do ông chỉ huy vây hãm Lâm Minh và tướng dưới quyền Khang Âm bao vây Hình châu, tướng Dương Triều Quang được giao nhiệm vụ ngăn chặn sự chi viện từ trị sở Chiêu Nghĩa ở Lộ châu. Trước đó thủ hạ của ông là Hình Tào Tuấn đã khuyên ông ngăn chặn đường tiếp tế lương thực vào hai châu này, nếu không khi quân triều đình đến mà ông vẫn chưa hạ được thành thì sẽ ở vào thế lưỡng đầu thọ địch, song ông không làm được. Mùa thu năm đó, Điền Duyệt vẫn chưa hạ được thành. Các tướng triều đình là Tiết độ sứ Hà Đông[18] Mã Toại, Tiết độ sứ Chiêu Nghĩa Lý Bảo Chân và tướng chỉ huy quân Thần Sách Lý Thịnh đem quân giải vây cho ha châu (?), giết Dương Triều Quang và đánh bại quân Điền Duyệt một trận lớn[11]. Hơn 10.000 quân Ngụy bị giết, Điền Duyệt tháo chạy về Ngụy châu. Ông gửi sứ đến Thành Đức, Tri Thanh yêu cầu cứu viện[19]. Mùa xuân năm 782, liên quân Ngụy - Tề gồm 30.000 người giao chiến với quân triều đình do Lý Thịnh, Lý Bão Chân và Tiết độ sứ Hà Dương[20] Lý Giao chỉ huy ở Hoàn Thủy và bị đánh cho tan tác; 20.000 quân bị giết.

Điền Duyệt thu thập tàn binh chỉ còn khoảng 1.000 người chạy về Ngụy châu[21]. Do Mã ToạiLý Bão Chân bất hòa nên không phối hợp cùng nhau đuổi theo sát Điền Duyệt. Vào buổi tối khi Điền Duyệt đến cửa thành Ngụy châu, tướng Lý Trường Xuân đóng cửa thành không cho ông vào, đợi quân triều đình đến bắt Điền Duyệt. Tuy nhiên quân triều đình không đến, và đến sáng thì Lý Trường Xuân mở cổng cho ông vào thành. Duyệt giết Trường Xuân. Lúc này Ngụy châu gần như hoang tàn, chỉ còn vài nghìn binh sĩ, trong thành nhà nhà tổ chức tang lễ cho người chết, đâu đâu cũng tràn nước mắt. Điền Duyệt cũng rất tuyệt vọng, ông cưỡi ngựa và cầm bội đao đến trước phủ, tập hợp binh sĩ và dân chúng, nói:

Duyệt bất tài, may nhờ có nhị vị đại nhân ở Tri Thanh và Thành Đức tiến cử nên mới có địa vị như ngày hôm nay. Thế nên Duyệt không biết lượng sức, tính chuyện chống lại triều đình. Cho nên hậu quả là đến cái tình thế này, khiến quân sĩ bại vong, sĩ dân oán giận, đều là tội của Duyệt. Nhưng Duyệt còn có mẫu thân phải thờ, nên không dám tự xử. Bọn các ông lấy thanh đao này chém đầu của Duyệt rồi về hàng Mã công, thì không phải bỏ mạng cùng với ta.

Vừa nói lại vừa khóc, sau đó thì ngã xuống ngựa. Tướng sĩ dưới quyền đều rất cảm động, không nỡ làm phản và tình nguyện trung thành với ông[11]. Duyệt cảm ơn của bọn họ và kết làm anh em, thề cùng sinh tử. Sau đó ông cho lấy vàng, bạc trong kho phân phát cho tướng sĩ, nên lòng quân được củng cố. Lại tạ lỗi với Hình Tào Tuấn, mời về tham gia việc phòng thủ. Trong lúc đó, tướng Lý Tái Xuân đem Bân châu[22] m (?) anh họ Điền Duyệt là Điền Ngang đem Minh châu về hàng triều đình. Tuy nhiên khi quân triều đình kéo tới Ngụy châu, Điền Duyệt phòng thủ rất vững chắc khiến quan quân không thể công phá được[21].

Trong khi đó Lý Duy Nhạc ở Thành Đức bị Chu Thao ở Lư Long và hàng tướng Trương Hiếu Trung đánh bại liên tục. Chưởng thư ký Thiệu Chân thuyết phục Duy Nhạc đưa em là Duy Giản vào triều tạ tội, giết các tướng khuyên mình làm phản rồi quay về với triều đình, Duy Nhạc đã định làm theo. Khi Duy Giản sắp đi, tướng Mạnh Hựu do Ngụy Bác cử sang hỗ trợ Thành Đức, biết chuyện, mật báo với Điền Duyệt. Duyệt giận lắm, sai nha quan nhắn với Lý Duy Nhạc:

Thượng thư (chỉ Điền Duyệt) cử binh hôm nay chính là cứu giúp đại phu (tức Lý Duy Nhạc), đâu phải là tự ý làm càn. Mà nay đại phu nghe lời Thiệu Chân, sai em phụng biểu tạ tội, đổ cái tội phản nghịch cho thượng thư, tự cầu thoát thân, Thượng thư có điều chi phụ Đại phu mà phải đến nỗi như thế. Bây giờ nếu chém Thiệu Chân thì coi như chưa có việc gì, nếu không xin tuyệt giao với đại phu.[21]

Duy Nhạc theo lời phán quan Tất Hoa, cho chém Thiệu Chân, gửi đầu đến cho Điền Duyệt, rồi cử 10.000 quân hợp với Mạnh Hựu bao vây Thúc Lộc. Quân của Chu ThaoTrương Hiếu Trung liên thủ đánh bại quân Thành Đức ở thành Thúc Lộc. Lý Duy Nhạc đại bại, đốt trại bỏ trốn, về sau bị tướng dưới quyền là Vương Vũ Tuấn giết chết, Vũ Tuấn sau đó đầu hàng nhà Đường.

Vương Vũ Tuấn hi vọng được làm Tiết độ sứ ở Thành Đức, nhưng Đức Tông lại phân chia trấn này làm ba, giao cho Vương Vũ Tuấn hai châu Hằng, Ký, cước vị chỉ là Đoàn luyện quan sát sứ; trong khi Trương Hiếu Trung có tới ba châu Dịch, Định, Thương. Chu Thao được tăng đất phong thêm hai châu Đức và Lâm (thực chất vẫn cho Lý Nạp cai quản) muốn có được Thâm châu, triều đình không theo. Vì thế hai người này sinh ra khác ý. Điền Duyệt đang bị vây ở Ngụy châu, nghe tin này, sai phán quan Vương Hựu, Hứa Sĩ Tắc thuyết phục Chu Thao liên kết cùng mình chống Đường, hứa nhường Bối châu cho Chu Thao. Thao để Hứa Sĩ Tắc cùng với Vương Dĩnh đến thuyết phục Vương Vũ Tuấn. Do vậy Chu, Vương liên thủ với Điền Duyệt chống lại triều đình.

Đường Đức Tông sai sứ giả đến điều động quân Lư Long, Địch Dịch và Hằng Ký cùng tấn công Điền Duyệt. Chu ThaoVương Vũ Tuấn từ chối và còn đem quân hỗ trợ Ngụy Bác. Nghe tin đó, Điền Duyệt đem quân xuất chiến ở phía bắc sông Hoàng Hà, nhưng bị Mã Toại đánh bại phải lui về. Tháng 4 năm đó, viện quân từ Triệu, Yên bắt đầu tập hợp huyện Ninh Trấn, tổng cộng 40.000 bộ kị. Ngày 14 tháng 5 ÂL, khởi quân nam hạ. Ngày 28 tháng 6 ÂL, quân cứu viện đến Ngụy châu. Đức Tông cử thêm Sóc Phương[23]Lý Hoài Quang đến tấn công nhằm hạ thành Ngụy châu. Nhưng Lý Hoài Quang sau khi thắng được một số trận, tỏ ra chủ quan khinh suất, vì thế bị liên quân đánh bại, phải lui quân, Ngụy châu được giải vây.